Bạn đang có dự định học ngành lập trình thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là lựa chọn và học ngôn ngữ lập trình Front-end hay là ngôn ngữ lập trình back-end mang lại hiệu quả nhất. Nếu như bạn vẫn chưa lựa chọn được lập trình nào thì hãy theo dõi bài viết Lập trình Front-end và back-end khác nhau như thế nào để biết được sự khác biệt giữa hai lập trình nàu như thế nào nhé!
Vậy tại sao bạn cần phải so sánh sự khác nhau giữa hai lập trình Front-end và back-end này. Sự khác biệt nhau giữa hai lâp trình này thì đòi hỏi việc học cũng khác nhau hoàn toàn, mỗi một lập trình sẽ có phương pháp học khác nhau và dựa trên cơ sở giảng viên dạy được những gì và hiểu được gì.
Trước khi tìm hiểu về các khái niệm thì bạn hãy tìm hiểu về phạm vi hoạt động cũng như phạm vi ảnh hưởng của front-end và back-end.
I/ Phạm vi hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của Front-end và back-end
Phạm vi ảnh hưởng
Hai ngôn ngữ lập trình này đều thuộc của nhà phát triển web trực tuyến. Nếu bạn chọn hướng trong cuộc tranh luận giữa 2 nhà phát triển này thì bạn có thể bỏ qua hướng còn lại, trừ khi bạn đã có sự chuẩn bị từ trước.
Trước khi so sánh giữa front-end và back-end thì mỗi một nhà phát triển đều phải hiểu được cơ bản khái niệm.
Phạm vi hoạt động
Hầu như để mà cho các trang web được hoạt động tốt hơn thì sử dụng một trang web thực sự phổ biến chẳng hạn như trang Amazon.
Nếu đặt mình vào vị trí người dùng thì nếu như bạn muốn mua một món hàng gì đó trước hết bạn cần nhập tên món hàng đó vào thanh tìm kiếm để tìm cho nhanh, thanh tìm kiếm thường có biểu tượng hình kính lúp tượng trưng cho sự tìm kiếm.
Tiếp đến vào danh sách mà bạn muốn tìm, mở trang đó ra vào nhấp vào sản phẩm bạn muốn mua để xem có thông tin mô tả liên quan đến sản phẩm cũng như hình thức vận chuyển. Bạn tưởng chừng như là front-end xây dựng nhưng thực tế không phải vậy, đều là back-end xây dựng.
Thanh tìm kiếm được xây dung bởi front-end nhưng kết quả xuất hiện ra, cơ sở dữ liệu duy trì lại là của back-end developer.
2 nhà phát triển này luôn luôn phải đồng hành và phát triển cùng nhau, hỗ trợ cho nhau và tuyệt đối không được tách rời nhau.
Căn bản front-end sẽ thực hiện được mọi thứ trong trình duyệt giữa bạn với khách hàng back-end lại làm việc với máy chủ khiến cho web hoạt động được.
II/ So sánh sự khác nhau giữa lập trình Front -end và back – end
Ở trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho bạn sự khác nhau giữa 2 nhà phát triển và sự khác nhau giữa lập trình viên front-end và back-end.
Tuy nhiên đển phát triển được trang website thì cần trải qua 6 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin/ yêu cầu/ nội dung
Bước 2: Thiết kế web: chức năng + giao diện web
Bước 3: Phác họa/ thiết kế đồ họa
Bước 4: Lập trình website front-end hay back-end
—> Bước 4 là bước quan trọng nhất, bởi đây là sự lựa chọn front-end hoặc back-end rồi mới tiếp được
Bước 5: Thử nghiệm
Bước 6: Bàn giao/ hướng dẫn sử dụng
1. Front-end là gì?
Front-end là nhà tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện với trải nghiệm của người dùng. Để hình dung được dễ hơn thì người dùng thường vào facebook. Nếu bạn front – end developer cho trang này thì cần xác định logo đặt ở đâu, với tông màu chủ đạo là màu gì, front chữ to hay nhỏ với kích thước nào là thích hợp, nút like được đặt ở đâu.
Nghĩa là người phụ trách sẽ có trách nhiệm phát triển sao cho hiển thị và đồng thời trải nghiệm cho người dùng các ứng dụng web. Điều đó quyết định đến đẹp hay xấu, có tinh tế hay không và hình ảnh, bố cục, màu sắc có cân đối không.
Kỹ năng của Front-end là gì?
Cũng như các ngôn ngữ nhằm hỗ trợ cho front-end thì ở đây ngôn ngữ được sử dụng chủ đạo đó chính là HTML, CSS, Javascript sao cho việc code nahnh hơn. Ngoài ra, còn có thể sử dụng thêm các framework hoặc các thư viện khác chẳng hạn như:
+ Tham khảo các thư viện sau: Jquery, Angular, Vue JS, Bootstap,…
+ Sử dụng photoshop với các kiến thức về UX/ UI
+ Sử dụng SASS, LESS
+ Dùng grunt/ npm hoặc optimize, minimize HTML/ JS/ CSS
+ Có các kiến thức về Ajax, thiết kế giao diện web reponsive
Nhưng đây chỉ là một vài ngôn ngữ mà thôi, để thiết web giới thiệu công ty hoàn chỉnh và đẹp thì cần rất nhiều các yếu tố hơn nữa. Đầu tiên là cần phải sử dụng các front chữ chuẩn, có bố cục hợp lý và tạo ra được các trải nghiệm tinh tế hơn, biết phối các màu cơ bản. Để tự học thiết kế website thì bạn phải bắt đầu với HTML, CSS, Javascript rồi học thêm Jquery, Angular, Vue JS,.. với các từ typography/ color rule.
Để làm được điều này bạn cần phải học hỏi nhiều, ở đây đòi hỏi sự tìm tòi, chăm chỉ và có niềm đam mê với nghề.
Công việc của lập trình Front-end
+ Quản lý tất cả mọi thứ trong ứng dụng hay bất kỳ trang web nào đó
+ Tập trung chủ yếu cho việc phát triển và xây dựng website với các ngôn ngữ như HTML, CSS và Javascript.
+ Công việc chủ yếu là thao tác với sever và các cơ sở dữ liệu
2. Back-end là ai?
Back – end là nhà phát triển nhằm xử lý các logic phức tạp ở phía sau, hỗ tợ cho hệ thống hoạt động trơn tru hơn. Với các nguồn dữ liệu người dùng cùng với thuật toán đã phân tích thì đều nằm ở back-end. Đây là quy trình quyết định hình thức vận hành của website.
Kỹ năng của back-end là gì?
Trước khi đi vào những kỹ năng của back – end thì trước hết bạn cũng cần phải biết các ngôn ngữ sever hay các thao tác với cơ sở dữ liệu.
+ Groove Technology cho biết ngôn ngữ được dùng cho back –end: C#, Python, Ruby, Java,.. và cần có các kiến thức cơ bản về web framework có kèm theo các ngôn ngữ Spring, Django, MVC,..
+ Về data base SQL thì có MS SQL sever, my SQL hay NEO4J,..
+ Có kiến thức về web, cách viết web severce cũng như cách đăng nhập/ phân quyền
+ Có kiến thức về CMS, trong đó có wordpress, joomla,..
Công việc của lập trình back-end
+ Là làm việc chủ yếu với máy chủ và giữa máy chủ với cơ sở dữ liệu
+ Làm việc với các ngôn ngữ PHP, Java, Ruby, Python,.. nhằm tạo ra được web động có các nội dung có thể thay đổi được, cập nhật một cách liên tục.
III/ Bảng so sánh giữa lập trình Front – end và Back – end
Để không phải chờ đợi lâu, thì ngay sau đây bạn hãy tìm hiểu sự khác nhau giữa lập trình front-end và back-end ngay dưới đây nhé!
|
Front-end |
Back-end |
So sánh sự khác nhau giữa 2 nhà phát triển |
Tương tác với khách hàng, người dùng |
Tương tác với máy chủ |
Thu thâp thông tin của người dùng |
Xử lý các thông tin người dùng |
|
Phát triển trên giao diện đồ họa khách hàng trải nghiệm và tương tác |
Phát triển lại bộ não của web khiến cho trang web hoạt động lại hiệu quả hơn |
|
Có trách nhiệm về khả năng truy cập, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm |
Bảo mật, sao lưu theo quy trình, logic |
|
Phụ trách về phần trực quna, đầu vào của người dùng |
Phụ trách các vấn đề liên quan đến các cơ sở dữ liệu |
|
Sử dụng các ngôn ngữ kịch bản, ngôn ngữ đánh dấu chẳng hạn như HTML, CSS, Javascript |
Làm việc với các ngôn ngữ PHP, java, ruby, Python,.. |
Hy vọng những gì mà chúng tôi hướng đến cũng như các thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tìm hiểu, phân biệt và so sánh được những điểm khác biệt giữa hai nhà phát triển với nhau.
Tất cả những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về lập trình front-end và back-end khác nhau như thế nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn các kiến thức bổ ích.