Kỹ thuật sơ cứu đuối nước đúng cách mà bạn cần nên biết

Đuối nước là tai nạn sông nước thường xuyên xảy ra tại Việt Nam. Nguyên nhân là do mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng thói quen tắm sông của người dân ở mọi lứa tuổi. Khi phát hiện ra đuối nước, bạn không nên bỏ qua mọi suy nghĩ mà liều mình xuống cứu nạn nhân. Dưới đây là những điều nên làm khi phát hiện có người bị đuối nước và kỹ thuật sơ cứu đuối nước. Cùng Design Interviews theo dõi ngay nhé.

Những tình huống gây đuối nước điển hình

Đuối nước là tình trạng ngạt cơ học, là hậu quả của việc phổi không thể trao đổi khí làm cho các tế bào trong cơ thể thiếu oxy nuôi dưỡng, cuối cùng là ngừng tim và chết não.

Đuối nước có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Kể cả người biết bơi hay không biết bơi đều có nguy cơ mắc phải tại nạn này. Có nhiều tình huống dẫn đến sự việc đó là:

Thứ nhất, người rơi từ trên cao xuống, bụng đập xuống mặt nước. Điều này kích thích đến phản xạ thần kinh phế vụ làm tim ngừng đột ngột. Hoặc khi ăn quá no rồi xuống nước lạnh đột ngột cũng có thể gây ngất. Người bị nạn sẽ mất ý thức, không vùng vẫy và cơ thể chìm dần vào làn nước.

Những tình huống gây đuối nước điển hình

Thứ hai, nạn nhân bị ngã xuống nước, người không biết bơi ban đầu sẽ có phản xạ là vật lộn vẫy đạp chân tay nên người nổi lên được mặt nước. Trong quá trình ngụp lặn đó sẽ uống và hít nước từng đợt và dạ dày và phổi.

Nước tràn vào đường thở kích thích co thắt khí quản và tăng tiết chất nhầy. Do vậy, dẫn tới người bị nạn ngạt thở và không kêu cứu được. Quá trình vùng vẫy diễn ra một vài phút, sau đó đuối sức, thiếu oxy và chìm dần.

Thứ ba, do lặn sâu quá mức dẫn tới ngạt. Ở trường hợp này có thể kèm theo chấn thương phổi do áp lực nước tạo ra. Khí nitơ bị hòa tan vào máu. Nếu đưa người bị nạn nổi lên nhanh quá sẽ hình thành các bọt khí trong máu và gây tắc mạch.

Thứ tư, đuối sức do bơi quá mệt rồi ngất đi và chìm dần.

Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ luôn có tính tò mò mọi thứ xung quanh. Một chiếc xô nhỏ, thùng hay vại đựng nước cũng có thể là nguyên nhân gây đuối nước.

Nên làm gì khi phát hiện có người bị đuối nước

Khi phát hiện có người bị đuối nước, đầu tiên bạn cần giữ bình tĩnh cho bản thân trước tiên. Suy nghĩ xem bản thân có biết bơi hay không trước khi lao người xuống cứu. Rất nhiều trường hợp đuối nước cho cả nạn nhân ban đầu và người xuống cứu vì bất chấp không biết bơi mà vẫn xuống nước.

Nên làm gì khi phát hiện có người bị đuối nước

Nếu bạn không biết bơi, cần hô hoán những người xung quanh để thu hút sự chú ý. Tìm kiếm cành cây, sợi dây để đưa đến người bị đuối nước cho họ bám víu và nổi lên. Nếu có phao hãy cố gắng ném phao đến chỗ của họ. Đồng thời, gọi 114 để được cứu nạn nếu tình hình quá nghiêm trọng.

Khi cứu được bệnh nhân lên bờ, nếu bệnh nhân có biểu hiện đuối sức, bất tỉnh không phản ứng hay phản ứng chậm thì cần được sơ cứu và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến bệnh viện sớm nhất.

Cách sơ cứu nạn nhân đuối nước theo nguyên tắc ABC

Airway: Làm sạch đường thở của nạn nhân

Trình tự làm sạch đường thở cho nạn nhân:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa thẳng trên nền đất cứng. Lau sạch đờm dãi, sạn có trong miệng, mũi nạn nhân.

Bước 2: Ngồi vị trí kế bên cổ và vai nạn nhân.

Bước 3: Mở đường thở bằng cách ngửa đầu, kéo cằm. Đặt bàn tay lên trán, đẩy ngửa đầu nhẹ về phía sau, kéo cằm về phía trước. 

Bước 4: Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân. 

Nếu nhịp thở bình thường thì để nạn nhân từ từ hồi phục. Nếu thở gấp thì đó là nhịp thở bất thường. 

Nếu bạn là người đã trải qua huấn luyện CPR, hãy thổi ngạt miệng – miệng để sơ cứu.

Nếu bạn chắc chắn nạn nhân bất tỉnh do vấn đề tim mạch và chưa được huấn luyện thủ thuật cấp cứu, hãy tiến hành ép ngực để duy trì tuần hoàn.

Airway: Làm sạch đường thở của nạn nhân

Breathing: Duy trì thở cho nạn nhân

Duy trì đường thở được thực hiện với biện pháp thổi ngạt miệng – miệng hoặc thổi ngạt miệng – mũi (dùng trong trường hợp miệng tổn thương hoặc không mở được).

Bước 1: Đặt nạn nhân ở trạng tư thế khai thông đường thở: đầu đẩy ra sau, cằm kéo về phía trước. Hít 1 hơi dài, bịt mũi nạn nhân sau đó dùng miệng phủ kín miệng nạ nhân và thổi luồng không khí vào cơ thể trong 1 giây. 

Bước 2: Quan sát nếu thấy ngực vồng lên thì thổi ngạt nhịp thứ hai. Nếu ngực không vồng thì kiểm tra lại tư thế khai thông đường thở và thổi ngạt nhịp thứ 2 trong 1 giây.

Bước 3: Ép ngực để hồi phục tuần hoàn bệnh nhân

Circulation: Hồi phục tuần hoàn nạn nhân

Bước 1: Đặt lòng bàn tay lên giữa lồng ngực, vị trí giữa hai núm vú. Đặt lòng bàn tay thứ 2 lên mu bàn tay thứ nhất. Giữ khuỷu tay và vai thẳng.

Bước 2: Sử dụng toàn bộ trọng lượng phần trên của cơ thể ép thẳng xuống ngực nạn nhân. Ép cho lồng ngực ép xuống khoảng 5cm. Cần ép mạnh, nhanh và dứt khoát. Tần số ép khoảng 120 lần/phút, 2 lần/giây.

Bước 3: Sau 30 lần ép, đưa nạn nhân về tư thế khai thông đường thở rồi thổi ngạt 2 lần như bước “Duy trì thở cho nạn nhân”. 

Bước 4: Nếu nạn nhân không có chuyển biến, tiếp tục làm hồi sức tim phổi bằng ép tim và duy trì đường thở cho tới khi nhân viên y tế tới tiếp nhận.

Cách sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước theo triệu chứng

Khi nạn nhân bất tỉnh không phản ứng

Nếu nạn nhân bị bất tỉnh không phản ứng, cần cung cấp cho họ không gian thông thoáng. Nạn nhân còn mạch thì bắt đầu thực hiện khai thông đường thở, lau đờm dãi, chất bẩn và hỗ trợ hô hấp bằng hà hơi thổi ngạt 2 lần. Nếu kiểm tra không còn mạch thì hồi sinh tim phổi cơ bản bằng cách ép ngực kết hợp hô hấp.

Khi nạn nhân còn tỉnh và có đáp ứng

Trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh, có đáp ứng và bị đuối sức nặng, cần lau sạch chất bẩn trong miệng và mũi, đặt nằm nghiêng an toàn để tránh sặc vào phổi. Hỗ trợ hô hấp nhân tạo hoặc áp dụng kỹ thuật hà hơi thổi ngạt nếu cần.

Lưu ý, trong quá trình này cần ủ ấm nạn nhân vì khi rơi xuống nước sẽ khiến thân nhiệt giảm đi đáng kể.

Những việc nên và không nên làm trong quá trình cứu người đuối nước

Những việc nên làm trong quá trình cấp cứu nạn cứu người đuối nước

  • Khi thấy một người trong nước im lặng hoặc đang bơi đột nhiên ngừng lại và lặng im, bạn cần đánh động bằng những câu hỏi về tình hình hiện tại của họ. Họ trả lời thì mọi việc an toàn. Nếu họ hoàn toàn im lặng thì bạn cần thực hiện cứu hộ phù hợp.
  • Gọi cứu nạn và dịch vụ cấp cứu 115 càng sớm càng tốt.
  • Đứng thật vững, tìm cành cây hoặc dây để người bị đuối nước bám víu vào để nổi lên. Nếu có phao hãy ném phao đến chỗ của họ.
  • Nếu người bị nạn đã bị đuối sức, bất tỉnh hoặc bạn có khả năng bơi thành thạo, đã qua các buổi học huấn luyện cứu người đuối nước thì cần kéo nạn nhân vào bờ với tư thế ngửa cổ nạn nhân lên phía trên để hỗ trợ hô hấp.
  • Khi đưa nạn nhân lên bờ, có thể cõng hoặc vác lên vai.
  • Liên tục thực hiện CPR trong quá trình di chuyển đến bệnh viện hoặc chờ cứu hộ y tế đến. Tế bào não chỉ có 3 phút chờ đợi trước khi bị tổn thương vĩnh viễn. Hoạt động CPR giúp kéo dài thời gian chịu đựng của tế bào thần kinh này.

Những việc nên làm trong quá trình cấp cứu nạn cứu người đuối nước

Những việc không nên làm trong quá trình cứu người đuối nước

  • Bất chấp nhảy xuống cứu hộ dù bản thân không biết bơi hay có một chút kinh nghiệm. Người bị đuối nước có xu hướng bám chặt vào bất cứ thứ gì họ nắm được. Do vậy, khả năng bạn bị họ khóa chặt chân tay trong lúc cứu tương đối cao.
  • Động tác dốc ngược người bị nạn và chạy vài vòng chỉ làm chậm trễ quá trình hô hấp và tuần hoàn chứ không giúp ích gì. Nước chảy ra khỏi miệng nạn nhân là từ dạ dày. Trong khi đó, điều quan trọng cần làm là khai thông đường thở.
  • Không ép vào dạ dày nạn nhân vì nước và dịch dạ dày trào ra có nguy cơ tràn vào phổi làm tình hình nặng thêm.

Nội dung chính của bài viết đã mang tới cho bạn đọc những kỹ thuật sơ cứu đuối nước hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ có kiến thức hữu ích để xử lý khi gặp tai nạn này. Đừng quên giáo dục trẻ nhỏ, thanh thiếu niên về kiến thức liên quan đến đuối nước.