Tester là gì? Làm sao để trở thành một tester giỏi? Bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào vấn đề này giúp bạn hiểu rõ hơn công việc tester để có định hướng tốt nhất cho nghề nghiệp của mình nhé.
Tester là gì?
Mọi ứng dụng hay phần mềm nào trước khi đưa vào hoạt động chính thức đều trải qua bước kiểm tra chất lượng. Ví dụ như doanh nghiệp về du lịch đang muốn sở hữu một phần mềm để đáp ứng nhu cầu quản lý du lịch chẳng hạng, sau khi chọn Software Development Outsourcing để phần mềm điều hành tour du lịch được đưa vào hoạt động hay không thì Tester là người kiểm tra, đánh giá, tìm sai sót hay bất cứ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm du lịch. Sau khi kiểm tra xong, mọi thứ đều ổn thỏa, vận hành tốt thì bên thiết kế có thể bàn giao sản phẩm cho phía khách hàng của mình.
Tùy thuộc vào mỗi công ty và từng vị trí mà Tester được chia thành nhiều nhánh như QC, QA, Automation Tester, Manual Tester…
Một sản phẩm, ứng dụng chất lượng sẽ xây dựng được niềm tin và uy tín cho khách hàng. Nếu không có khâu kiểm tra này thì khó tránh khỏi những trục trặc xảy ra khi sử dụng. Do đó có thể thấy nghề Tester rất quan trọng, nó nắm giữ chìa khóa thành công để phát triển phần mềm.
Làm sao để trở thành một tester giỏi?
Chuyên môn tốt
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu rồi, bạn không có kiến thức chuyên môn tốt thì dù có đam mê đến đâu cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được. Là tester đòi hỏi phải hiểu và thông thạo máy tính, tin học, cài đặt phần mềm và am hiểu tối thiểu một ngôn ngữ lập trình.
Hơn nữa theo Freelancer Việt Nam, Tester còn phải có được những kĩ năng hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của nhiều phần mềm bởi giống như bác sĩ chẩn đoán bệnh. Do vậy cần nắm vững kiến thức mới chẩn đoán được chính xác.
Giỏi phân tích
Để trở thành một tester giỏi bạn cần phải sở hữu khả năng phân tích nhạy bén và chính xác. Cần phân tích được yêu cầu của khách hàng, tìm ra mấu chốt vấn dề và dự đoán được những tình huống xảy ra và cần kết hợp phân tích trong các function liền kề function mà bạn đang kiểm tra.
Kỹ năng học hỏi cao
Groove technology software cho biết Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nếu bạn không kịp cập nhật thông tin sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Vì thế, hãy không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, luôn tìm kiếm và cập nhật mọi sự thay đổi để phục vụ tốt cho công việc.
Đừng bao giờ suy nghĩ kiến thức mình là đủ, đặc biệt đối với tester thì kiến thức luôn là rộng lớn. Muốn trở thành một tester giỏi, kỹ năng học hỏi và học hỏi nhanh luôn là chìa khóa giúp bạn thăng tiến tốt đấy nhé.
Tỉ mỉ, cần cù
Để công việc hiệu quả, đạt chất lượng tốt nhất cho sản phẩm thì tester cần phải trang bị cho mình khả năng tỉ mỉ, kiên trì và cẩn thận trong từng chi tiết. Trong quá trình test luôn có những tình huống, sự cố bất ngờ nên bạn cần phải nhẫn nại để tìm ra được lỗi và nguyên nhân.
Để chất lượng sản phẩm luôn tốt nhất, người Tester phải chú ý từng dấu chấm phẩy, logo, icon và vô số thứ nhỏ nhặt khác. Đôi khi sẽ gặp những khó khăn trong công việc nhưng vẫn sẽ làm tới cùng thì đấy mới là người Tester chuyên nghiệp.
Ngoại ngữ giỏi
Không chỉ tester nói riêng mà đối với dân IT nói chung thì ngoại ngữ là điều kiện không thể thiếu để bạn trở nên ngày càng giỏi hơn. Nó giúp đọc hiểu tài liệu, giao tiếp khách hàng, update công nghệ… điều này đồng nghĩa bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Với tester thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh có vai trò rất quan trọng. Những dự án outsource thì việc giao tiếp bằng tiếng anh là điều đương nhiên. Vì thế hãy trau dồi tiếng Anh thật tốt để tiếp cận và cập nhật kiến thức tốt nhất. Nếu bạn chuyên môn kĩ thuật giỏi mà không biết cách thể hiện, trao đổi với khách hàng
bằng ngoại ngữ thì lãng phí phải không nào?
Kỹ năng giao tiếp tốt
Để trở thành một tester giỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi làm tester sẽ khó tránh khỏi những xung đột trong khi làm việc, tester là công việc sẽ báo lỗi, nó có thể là lỗi thiết kế, lỗi mã hóa, lỗi mã hóa hay có khi không phải là lỗi. Vì thế bạn cần có kỹ năng giao tiếp linh hoạt để đảm bảo công việc được suôn
sẻ. Vũ khí tốt nhất chính là giao tiếp, cả nói và viết một cách tự tin, điều này giúp bạn kết nối được chặt chẽ các bộ phận trong công ty.
Khả năng sáng tạo
Tester cần có tố chất sáng tạo để hiểu được sâu hơn và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau tìm ra lỗi ứng dụng, sản phẩm. Điều này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn khi dùng.
Kết
Tuy không phải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng Tester lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ứng dụng sản phẩm sau này. Vì thế, để trở thành một Tester giỏi hãy trang bị cho mình những tố chất nêu trên để có cơ hội phát triển nghề nghiệp thật tốt nhé!