Thuật ngữ QA/ QC không còn xa lạ đối với các công ty lập trình ngày nay. Tuy khác nhau về nhiệm vụ, công việc nhưng cả hai đóng vai trò là cầu nối vững chắc trong lĩnh vực công nghệ. Vậy QA/ QC là gì? QA và QC có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận ngay những chia sẻ được tổng hợp từ Thư viện kiến thức của Mona Media trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về QA/ QC
QA là gì? QA (Quality Assurance), là những người có trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy sản xuất và quản lý, vận hành việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng…của các sản phẩm đầu ra trong các quy trình làm việc.
QC là gì? QC (Quality Control) là một trong những bộ phận quan trọng và rất cần thiết kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (hay còn gọi là KCS). Trực tiếp kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu. Những hoạt động của QC được tiến hành song song với từng quá trình hoạt động của một dự án. Vì thế, QC là những người trực tiếp test thử sản phẩm, đưa ra những nhận định, lỗi sai giúp đội ngũ nhân viên xử lý kịp thời. Nhân viên QC thường chia thành 3 vị trí: kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC); kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (PQC); kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
Sự khác nhau giữa QA và QC trong công ty lập trình
Đối với các công ty lập trình phần mềm chuyên nghiệp, QA và QC tuy có mối liên hệ trực tiếp, khăng khít với nhau nhưng giữa chúng luôn có những khác biệt rạch ròi:
Khác nhau về công việc
Công việc của nhân viên QA là thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho doanh nghiệp; đánh giá nội bộ hệ thống của lý chất lượng của công ty hàng năm. Ngoài ra còn tham gia vào các hoạt động cải tiến sản xuất, cập nhật tiêu chuẩn chất lượng mới và nâng cấp hệ thống kiểm tra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phối hợp với QC để giám sát các công đoạn kiểm định chất lượng lập trình. Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Quản lý hồ sơ và chứng nhận năng lực theo quy trình…
Trong khi đó, công việc của nhân viên QC là lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá sản phẩm, phân tích tốt các dụng vụ phân tích kết quả, dụng cụ đo lường để đảm bảo duy trì chất lượng. Phát hiện, phân loại sản phẩm lỗi và gửi lại bộ phận sản xuất xử lý. Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra, lập báo cáo khắc phục, phòng ngừa trong quá trình sản xuất. Bộ phận QC chính là bộ phận quan trọng để có được sản phẩm đạt chất lượng được tung ra thị trường.
Khác nhau về nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của QA trong các công ty chuyên lập trình web app – thiết kế website là đề xuất, đưa ra kế hoạch và quy trình phát triển dự án, sản phẩm theo từng giai đoạn cho phù hợp với yêu cầu, kế hoạch cảu từng dự án. Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn cụ thể cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm. Kiểm tra, audit công việc thực thi của các bộ phận trong nhóm có đúng như quy trình đã đề ra không. Bên cạnh đó QA còn có nhiệm vụ điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm đang thực hiện.
Nhiệm vụ chủ yếu của QC là tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả hệ thống và thiết kế test case, thực hiện test phần mềm trước khi đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Nhân viên QC sẽ lên kế hoạch kiểm thử, viết script cho automation test, sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case chi tiết. Phối hợp với nhóm lập trình fix bug và báo cáo chi tiết cho project manager hay các bên liên quan. Quản lý, phân tích, theo dõi và báo các kết quả test.
Khác nhau về kỹ năng
Đối với QA
Nhân viên QA cần trang bị những kỹ năng khi làm việc tại các công ty lập trình như:
- Tính tỉ mỉ: Ngoài khả năng quan sát, QA cần sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Vì một lỗi kỹ thuật nhỏ hay sai sót có thể làm hỏng cả quy trình sản xuất.
- Lòng kiên nhẫn: Đây là điều khong thể thiếu để trở thành một nhân viên QA giỏi. Việc bạn vội vã, thiếu kiên nhẫn trong một công đoạn nào đó chưa kiểm tra thực sự kỹ lưỡng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho cả công ty lập trình.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Một nhận viên QA giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp tốt mới có thêt truyền đạt những yêu cầu kỹ thuật tới các bộ phận có liên quan, giải thích tốt, tường tận các bước mô tả dự án.
- Kỹ năng ham học hỏi: Trong công ty lập trình, những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là những thiết bị công nghệ hiện đại. Vì thế, để theo kịp xu hướng công nghệ mới nhất, bạn phải thường xuyên học hỏi để không bị lạc hậu, đi sau thời đại. Một khi bạn biết nhiều, thành thạo trong công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của bạn trong công ty lập trình sẽ rất cao.
- Kỹ năng kiểm soát thời gian: Nhân viên QA thực hiện kiểm soát chất lượng ở tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất. Và khong phải thời gian kiểm tra khâu nào cũng như nhau. Do vậy, việc sắp xếp mức độ ưu tiên của công việc và quản lý thời gian cá nhân phải cân đối thực hiệu quả. Nếu không bạn sẽ chẳng tránh được trạng thái căng thẳng, áp lực vì khối lượng công việc.
Đối với QC
Khác với QA, nhân viên QC không mày mò sự cẩn trọng, tỉ mỉ, học hỏi, mà QC cần trang bị những kỹ năng cần thiết như:
Kỹ năng code: Bước vào cánh cửa của công ty lập trình, nhân viên QC phải trang bị được kỹ năng code vững vàng. QC phải có kiến thực tốt về mọi chức năng, khía cạnh sản phẩm mới đảm bảo review được các yêu cầu .
Kỹ năng giám sát: Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác sản xuất phần mềm, nhân viên QC sẽ là người trực tiếp kiểm tra từng giai đoạn của các quá trình sản xuất. Phải đưa ra những điểm chưa hoàn thiện trên sản phẩm, đamt bảo sản phẩm phải được kiểm soát 100% tại tất cả các công đoạn. Nếu bạn là người có kỹ năng giám sát tốt, chắc chắn bạn sẽ phát hiện nhanh nhất các lỗi kỹ thuật trong quá trình thực hiện. Còn nếu bạn làm QC cho sản phẩm chất lượng kém thì bạn đã thực sự là người thất bại trong công ty lập trình.
Kỹ năng quản lý: Trang bị cho mình kỹ năng quản lý giỏi rất quan trọng. Bạn phải biết được năng lực cấp dưới, phân phối nhân viên đảm nhận các công việc phù hợp với thế mạnh của họ, đôn đốc nhân viên hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao. Từ đó hoàn thành đúng hạn khối lượng công việc và tăng tính gắn kết trong nhóm.
Tóm lại, sự khác biệt rất rõ giữa QA và QC là khá lớn. Nếu QA có nhiệm vụ ngăn chặn trước những sai lầm, khuyết điểm trên sản phẩm, thì QC lại là người tìm kiếm những lỗi trên sản phẩm và khắc phục chúng. QA quản lý, định hướng chất lượng, không tham gia trực tiếp vào quá trình lập trình trong khi QC là kiểm tra, xác định chất lượng, tham gia vào khâu lập trình để khắc phục, sửa lỗi.
Tầm quan trọng của QA, QC trong công ty lập trình
Dù có sự khác biệt nhau, nhưng QA/ QC lại đóng vai trò rất quan trọng trong công ty lập trình. Đây đều là những bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện một dự án sản phẩm công nghệ thông tin. Hai bộ phận này giúp cho đội ngũ nhân viên định hướng được công việc, đảm bảo sản phẩm lập trình đáp ứng được mục đích ban đầu, đảm bảo sự chuẩn mực trong kế hoạch, quy tắc đã đề ra.
QA đảm nhận vai trò giúp QA phát hiện bug và cập nhật, sửa lỗi ngay để nâng cao chất lượng sản phẩm. QA không đảm bảo chất lượng mà nó lại đảm bảo các quy trình được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng. QC không kiểm soát mà QC sẽ đánh giá và đo lường hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Kết quả của QC có thể được sử dụng để sửa đối các quy trình của QA nhằm cải thiện chất lượng, hiệu quả trong các dự án tiếp theo. Sứ mệnh của QA/ QC chính là sản xuất, cung cấp ra thị trường những sản phẩm với chất lượng hoàn hảo nhất, đúng với yêu cầu của khách hàng. Góp phần xây dựng tên tuổi, thương hiệu cho công ty lập trình trong hiện tại và tương lai.
Với những phân tích của Design Interviews về sự gắn kết và khác biệt nói trên, chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng lớn lao của QA, QC trong công ty lập trình. QA đảm bảo về mặt chất lượng vận hành và QC kiểm soát, đánh giá chất lượng. Hai bộ phận tồn tại song song giúp cho công ty phát triển bền vững nhất.