Trong thời gian qua, nền tảng thương mại điện tử SaaS đã và đang thay đổi mô hình vận hành của hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ, và đạt được nhiều thành công lớn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng designinterviews tìm hiểu nền tảng SaaS là gì cũng như đánh giá chi tiết các nền tảng thương mại Saas phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Tìm hiểu SaaS là gì?
SaaS (Software as a Service) là một nền tảng thương mại điện tả phân phối các dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng một phần mềm. Trong mô hình này, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên một hệ thống server của nhà cung cấp. Nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp đó.
Cấu hình của ứng dụng SaaS không khác biệt nhiều so với cấu hình ứng dụng thông thường. Do đó, có thể tiến hành điều chỉnh những yếu tố liên quan đến giao diện và tính năng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp, công ty.
Các ứng dụng SaaS được lập trình trên các nền tảng web nên không trực tiếp truy cập vào các hệ thống dữ liệu nội bộ. Do đó, SaaS cung cấp những giao thức tích hợp mở, giao diện lập trình để hỗ trợ tối đa cho người dùng.
Tính năng nổi bật nhất có lẽ chính là khả năng chia sẻ thông tin. Ở những ứng dụng và phần mềm thông thường, sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc chuyển giao dữ liệu. Tuy nhiên, SaaS sẽ giúp bạn chia sẻ mọi kiểu dữ liệu, cho phép cộng tác và tiến hành chỉnh sửa đồng thời từ các nguồn khác nhau thông qua một đường link duy nhất.
Đây là việc chỉ có các phần mềm dạng dịch vụ có khả năng lưu trữ tập trung trên nền tảng website như SaaS mới có thể thực hiện được.
Ưu điểm của SaaS là gì?
SaaS được phát triển ở trên nền tảng Internet. Do đó, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet thì dù ở đâu hay bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể truy cập dữ liệu, tiến hành nhiều công việc khác nhau.
Các nhà cung cấp có thể thường xuyên bảo trì cập nhật và sửa chữa để tối ưu các tính năng hiện có, gia tăng thêm nhiều công cụ và tính năng. Điều này giúp đảm bảo cho người dùng sẽ luôn được tiếp cận với các tính năng tốt nhất.
Nhược điểm của nền tảng SaaS
Bởi được thiết lập trên nền tảng web, việc sử dụng SaaS phụ thuộc nhiều vào đường truyền Internet. Thiết bị bắt buộc phải có kết nối Internet để có thể truy cập vào kho dữ liệu. Nếu đến những vùng không có Internet, lên máy bay hay gặp trục trặc về đường truyền thì công việc, hoạt động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, server của SaaS nằm tại các nhà cung cấp chứ không được đặt ở doanh nghiệp. Điều này tạo gây nên nguy cơ về việc bảo mật dữ liệu vì toàn bộ các dữ liệu đều được lưu trữ trên điện thoại đám mây – một vị trí không mang lại cảm giác an toán cho nhiều doanh nghiệp và công ty.
Top 3 nền tảng thương mại điện tử SaaS tốt nhất cho doanh nghiệp
Shopify
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử được thiết kế dựa trên mô hình SaaS dành cho những cửa hàng trực tuyến và các hệ thống điểm bán lẻ. Shopify được mọi người trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa thích bởi đặc tính dễ dàng sử dụng, chi phí khởi điểm phù hợp và thời gian xây dựng nhanh chóng.
Về giao diện người dùng, nền cung cấp các theme đẹp mắt và tương thích tốt trên nhiều thiết bị, phù hợp với đa lĩnh vực. Về quản trị viên, nền tảng cũng được đánh giá là dễ sử dụng, có cung cấp ngôn ngữ tiếng việt phục vụ cho những doanh nghiệp Việt Nam. Lưu ý là bạn cần phải nâng cấp gói dịch vụ để có thể tăng số lượng tài khoản admin.
Shopify đa dạng về tính năng và các tiện ích bổ sung, từ quản lý sản phẩm, đơn hàng cho đến việc phân tích, lên chiến lược marketing và kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số chức năng chuyên biệt thì doanh nghiệp cần phải trả thêm chi phí để sử dụng hoặc chấp nhận không sở hữu nó trên website.
Shopify không thể tùy biến hay mở rộng như những nền tảng mã nguồn mở. Do đó,nếu doanh nghiệp của bạn thực sự muốn ứng dụng nền tảng này một cách chuyên nghiệp và chỉn chu cũng như tiết kiệm chi phí nhất, bạn có thể tham khảo các dịch vụ shopify services từ các đơn vị outsource uy tín trên thị trường như Groove Technology.
Haravan
Haravan là nền tảng xây dựng các hệ thống thương mại điện tử hỗ trợ việc bán hàng đa kênh phổ biến nhất thời điểm hiện nay. Nó chính thức được ra mắt vào năm 2014, Haravan mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử với một chi phí hợp lý nhưng vẫn giữ được chuyên nghiệp.
Haravan cung cấp kho giao diện đa dạng, chuẩn UI/UX giúp doanh nghiệp thoải mái lựa chọn theme phù hợp với hình ảnh và phong cách của thương hiệu. Đồng thời, giao diện dành cho admin cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá là rất dễ dàng sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt nên không gặp quá nhiều khó khăn khi sử dụng. Tuy nhiên, để tăng số lượng tài khoản của admin thì cần phải trả thêm chi phí.
Ngoài ra, Haravan sở hữu kho ứng dụng rất phong phú, hỗ trợ bán hàng đa kênh cho các doanh nghiệp từ Point of Sales (bán tại cửa hàng), những sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), thương mại mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram) cho đến các website doanh nghiệp.
Thêm vào đó, nền tảng này còn tích hợp nhiều tiện ích khác để tối ưu hóa việc mua sắm của khách hàng như quản lý giỏ hàng, vận chuyển (GHTK, GHN, Ninja Van…), dịch vụ thanh toán (Moca, Momo, VNPay, Visa…).
Tuy nhiên, mức độ của những chức năng sẵn có của Haravan chỉ dừng lại ở mức đủ để doanh nghiệp có thể kinh doanh online một cách thuận lợi chứ chưa quá hoàn hảo để đi đường dài. Vì Haravan là một nền tảng SaaS nên các doanh nghiệp khó có khả năng tùy biến hay mở rộng nhiều tính năng nằm ngoài hệ sinh thái của nền tảng .
BigCommerce
BigCommerce là một nền tảng SaaS ra mắt vào năm 2009. Nó đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn trong cộng đồng phát triển các hệ thống thương mại điện tử. Mặc dù ra đời muộn hơn so với những nền tảng khác nhưng BigCommerce không hề thua kém trong kho giao diện, hệ thống chức năng hay hiệu năng của website. Nó là nền tảng SaaS nổi tiếng nhất nhì trong cộng đồng thiết kế các website thương mại điện tử.
BigCommerce cung cấp đa dạng các giao diện mẫu, vừa đẹp cũng như vừa tương thích với các hành vi người tiêu dùng. Trong đó gồm 12 phiên bản miễn phí và hơn 170 phiên bản tính phí. Về phương diện quản trị viên, BigCommerce được đánh giá là rất đơn giản và dễ dàng sử dụng, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc thiết lập website thương mại điện tử. Tuy nhiên, nền tảng vẫn chưa có phiên bản tiếng Việt . Do đó, những doanh nghiệp cần lưu ý nên tuyển dụng, đào tạo nhân sự có trình độ tiếng Anh cao để phát triển cũng như quản lý website.
Trong tất cả các gói dịch vụ BigCommercecung cấp đã đầy đủ chức năng và tiện ích bổ sung để doanh nghiệp khởi động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng mở rộng và tùy chỉnh tính năng của BigCommerce vẫn còn nhiều hạn chế. Dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp không thể tự điều chỉnh theo nhu cầu để xử lý bài toán về đặc thù ngành.
Nền tảng SaaS nào phù hợp cho các doanh nghiệp?
Cả 3 nền tảng Shopify, Haravan và BigCommerce đều có những đặc điểm chung là đa dạng giao diện, hệ thống sẵn có, dễ sử dụng và đầy đủ các tính năng để triển khai thương mại điện tử với chi phí hợp lý.
Để tận dụng lợi thế cạnh tranh về khoản chi phí và những chức năng được thiết kế tương thích với hành vi khách hàng Việt Nam. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng nền Haravan nếu chỉ kinh doanh trong nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng kinh doanh sang thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn BigCommerce và Shopify.
Designinterviews cung cấp cho bạn hiểu thêm về SAAS là gì, cũng như so sánh ưu nhược điểm giữa 3 nền tảng thương mại điện tử SAAS phổ biến nhất hiện nay. hy vọng các thông tin tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn tìm ra những giải pháp phù hợp nhất, từ đó có thể mở rộng quy mô, tăng trưởng doanh số và cải thiện quy trình vận hành hiệu quả hơn nữa nhé!