Thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf bạn nên biết

Hiểu rõ thiết kế và cấu tạo của gậy golf sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được cây gậy chất lượng. Đồng thời, khi hiểu về gậy golf, bạn sẽ tận dụng tốt các lợi thế của gậy và cho ra những đường bóng đẹp mỹ mãn. Vậy gậy chơi golf có thiết kế và cấu tạo như thế nào? Cùng đi tìm hiểu chi tiết được sportgo.vn Công ty chuyên phân phối các dòng sản phẩm golf chính hãng trên toàn quốc hàng đầu hiện nay cũng như lượng khách hàng thân thiết thuộc hàng top trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao golfer cần hiểu biết về thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf?

Tại sao golfer cần hiểu biết về thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf?

Gậy golf là một trong những phụ kiện golf tối trọng, không thể thiếu khi chơi bộ môn thể thao này. Nó tác động trực tiếp lên bóng và đưa bóng đi tới những điểm người chơi đánh.

Gậy chơi golf được thiết kế với rất nhiều chủng loại, kiểu dáng và kích thước khác nhau. Mỗi cây gậy sẽ có những công dụng riêng. Ví dụ: Gậy phát bóng (gậy đánh ngắn), gậy đánh cát, gậy gạt, gậy dài đánh bóng xa,…

Không chỉ vậy, mỗi đơn vị sản xuất gậy golf chính hãng sẽ có những cải tiến độc đáo riêng cho sản phẩm. Họ sử dụng vật liệu khác nhau, tạo kết cấu gậy khác nhau. Đôi khi họ sẽ thêm hoặc bớt một số chi tiết để tạo nên sản phẩm gậy đáp ứng mục đích riêng.

Cũng bởi vậy mà các sản phẩm gậy golf trên thị trường không có sự giống nhau về thiết kế, cấu tạo cho tới chất lượng. Việc nắm rõ được cấu tạo và thiết kế gậy sẽ giúp bạn:

  • Nhận biết ưu – nhược điểm của từng loại gậy chơi golf.
  • Bạn sẽ lựa chọn được chiếc gậy golf nào phù hợp sức khỏe, trình độ, giới tính của mình.
  • Đánh giá chất lượng sản phẩm đó có tương xứng mức giá bán hay không.

Thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf thông dụng

Thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf thông dụng

Theo tiêu chuẩn quốc tế, dù khác nhau về thương hiệu và màu sắc, nhưng nhìn chung gậy chơi golf sẽ được cấu tạo bởi 3 bộ phận: tay cầm (Grip), đầu gậy (Club Head), cán gậy (Shaft).

Chi tiết cấu tạo từng bộ phận như sau:

Tay cầm (Grip)

Là phần trên cùng của gậy golf, có độ dài  trung bình khoảng 10 inch. Tay cầm là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới cú đánh của golf thủ.

  • Chức năng: Kết nối và truyền lực từ tay tới gậy.
  • Hình dáng và kích thước: Tay cầm gậy chơi golf thường được thiết kế dạng tròn. Kích thước được thiết kế đa dạng, phong phú, tùy sở thích người chơi. Phần tay cầm được thiết kế dời để phục vụ người chơi tháo thay thế khi thấy cứng hoặc trơn trượt mất ma sát.
  • Chất liệu bọc tay cầm: Chủ yếu làm bằng da có bề lỗ, rãnh, sọc nổi hoặc làm từ cao su để giúp người chơi cầm gậy chắc hơn.

Cán gậy (Shaft)

Cán gậy là phần hình ống nối giữa tay cầm và đầu gậy. Phần này được đánh giá là quan trọng nhất của mỗi cây gậy.

  • Chức năng: Cán có nhiệm vụ truyền năng lượng và tốc độ từ tay cầm tới đầu gậy tác động lên bóng. Bộ phận này sẽ quyết định người chơi có pha tiếp xúc bóng hiệu quả hay không.
  • Chất liệu: Phần cán thường được làm bởi than chì, sợi carbon, sợi graphite hoặc nhựa composite. Trong đó, loại gậy làm từ sợi carbon thường có ưu điểm hơn bởi trọng lượng nhẹ, giá cao. Dòng cán gậy làm thép sẽ nặng hơn, độ cứng cao, đánh chắc tay và giá thì mềm hơn.

Đầu gậy (Club Head)

Đầu gậy chơi golf là phần nằm ở vị trí dưới cùng của gậy tập golf và là bộ phận nặng nhất của gậy.

  • Chức năng: Nó có tác dụng truyền lực từ cánh tay xuống tay cầm, cán gậy vào bóng để bóng di chuyển theo ý muốn của người đánh. Đường bóng bạn đánh có hiệu quả hay không, một phần không nhỏ dựa vào bộ phận đầu gậy này.
  • Kích thước, hình dáng: Phần đầu gậy được thiết kế với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, phụ thuộc vào từng loại gậy cũng như chức năng. Trong đó, gậy phát bóng Driver là loại gậy có đầu lớn nhất, sau đó là gậy gỗ Fairway và cuối cùng là gậy sắt, gậy gạt Putter.
  • Cấu tạo: Đầu gậy golf thường sẽ được cấu tạo với 3 phần cơ bản bao gồm ống cổ gậy (hostel) được nối từ đầu gậy tới cán gậy, mặt gậy hay vùng tiếp xúc trực tiếp với bóng (face) và phần mặt đế gậy (sole) nằm sát đất nhất lúc tác động bóng. Ngoài ra, đầu gậy cò có một số bộ phận khác bao gồm: chóp rìa đầu gậy (toe), phần gót mặt gậy (heel), rãnh trên mặt gậy (grooves) và khớp nối thân gậy với đầu (ferrule).

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng đầu gậy golf khác nhau. Phần đầu gậy sẽ được thiết kế và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nhu cầu người chơi. Cụ thể:

  • Đầu gậy rèn/đặc: Là loại đầu gậy mang đến thành tích tốt. Nhưng đòi hỏi người chơi phải có kỹ năng tốt, sự chính xác khi chạm bóng cao. Bởi vậy, loại đầu gậy này thường phù hợp với các golf thủ chắc tay hoặc có trình độ cao.
  • Đầu gậy đúc khuôn (Cavity Back): Một dạng đầu gậy rỗng với trọng lượng được phân bổ theo chu vi của đầu gậy. Phần đầu càng rỗng thì càng dễ chơi. Đồng thời, trọng lượng đầu phân bổ theo chu vi đầu gậy nên hạn chế lỗi hụt tay và đánh trượt. Để thực hiện cú đánh tốt với đầu gậy này, golf thủ cần đánh trúng điểm chạm trên bóng. Điều này giúp tạo nên một khu vực sweet spot.
  • Đầu gậy mở rộng: Đầu gậy có vùng chạm lớn giúp tăng cơ hội chạm bóng và đánh bóng đi. Phần mở rộng của đầu gậy cũng giúp việc đánh bóng chuẩn xác và thuận lợi hơn.

Kinh nghiệm chọn gậy chơi golf phù hợp

Hướng dẫn cách chọn gậy chơi golf

Một cây gậy tốt là một cây gậy thực sự phù hợp. Trên thực tế, các bộ phận của gậy chơi golf sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu người chơi. Gậy dành cho dân chuyên nghiệp sẽ có sự khác biệt về phần đầu, độ cứng thân gậy hay tay cầm. Trong khi đó, người chơi nghiệp dư thì gậy sẽ có cấu tạo hài hòa, nhằm tạo ra cây gậy phù hợp để có cú phát bóng chuẩn hơn.

Với những người mới chơi golf, để chọn được cây gậy phù hợp, bạn dựa vào các yếu tố sau:

Chọn đầu gậy đánh golf

Về chất liệu, theo các chuyên gia thì phần đầu gậy được làm từ thép không gỉ thường sẽ có cú đánh bóng mạnh mẽ. Đây cũng là loại đầu gậy có độ bền bỉ theo thời gian. Với những người mới chơi, kỹ thuật chưa được ổn định thì ngoài chất liệu bạn nên chọn loại gậy có tiết diện điểm ngọt lớn.

Về trọng lượng, người chơi nên chọn những gậy có trọng lượng nhẹ hoặc trọng tâm đầu gậy lùi về sau nhiều hơn. Điều này sẽ giúp những cú phát bóng được dễ và gia tốc bóng tốt nhất.

Một lời khuyên nữa dành cho các golf chọn gậy với mục đích  luyện tập golf cơ bản nên chú ý chọn những chiếc gậy có góc loft lớn để dễ đánh hơn. Nhưng khoảng cách bóng tạo ra sẽ ngắn. Ngoài ra, với thực lực không tốt, người chơi nên lựa chọn loại gậy có rãnh trợ lực để bóng đi xa mà ít tốn sức.

Chọn cán gậy

Có 2 yếu tố mà người mới chơi golf cần lưu ý đối với phần cán gậy đó là độ cứng (flex) và chiều dài của cán.

Độ cứng của cán gậy trên thị trường được chia thành 5 loại, bao gồm:

  • X ( Extra Stiff/ siêu cứng): Phù hợp với golf thủ chuyên nghiệp, có lực và tay khỏe.
  • S (Stiff/ cứng): Phù hợp với người chơi chuyên nghiệp hoặc có Handicap thấp.
  • R (Regular/ phổ thông): Loại cán phổ biến nhất, phù hợp cho từ golf thủ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp, Handicap từ trung bình đến cao.
  • A (Amateur hoặc Senior/ trung niên hoặc nữ giới): Là loại cán mềm mại, phù hợp người trung niên, cao tuổi hoặc nữ giới có tốc độ swing nhanh.
  • L (Ladies/ phụ nữ): Loại cán dành riêng cho nữ giới.

Theo lý thuyết thì độ cứng của cán gậy chơi golf sẽ tăng dần để tăng tốc cho các cú đánh. Việc chọn độ cứng như thế nào cũng phụ thuộc vào sức khỏe và mục đích của người chơi.

Tại Việt Nam, golf thủ nam thường thích hợp với gậy có cán R, S hoặc SR. Những ai thể lựa trung bình thì dùng gậy R, sức khỏe tốt hơn thì S trở lên. Riêng phái nữ thì thường sử dụng gậy cán L. Họ có thể sử dụng thêm loại cán A nếu lực đánh tốt.

Về độ dài, cán gậy phù hợp với phần đông người Việt là từ 35.5 – 40 inch. Với những người có chiều cao vượt trội thì dùng dòng 40 inch là hợp lý.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới chất liệu cán gậy. Có 2 kiểu cán gậy đánh golf là cán thép không trợ lực và cán thép trợ lực – carbon. Đây cũng là yếu tố giúp tăng lực cho gậy. Một yếu tố ngoài lề nữa là màu sắc gậy, bạn có thể chọn theo cá tính để tăng cảm xúc khi chơi.

Chọn tay cầm gậy golf

Về kích thước, với người mới, bạn nên chọn gậy có kích thước tay cầm vừa vặn, nằm gọn lòng bàn tay. Không nên dùng gậy có tay cầm quá to hoặc quá nhỏ. Về chất liệu, bạn nên chọn gậy có bao chất liệu cao su mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để có khả năng bám tốt, tạo độ chắc chắn khi đánh.

Trên đây là thông tin chia sẻ về thiết kế và cấu tạo của gậy chơi golf cùng một số hướng dẫn về cách chọn gậy golf phù hợp được chúng tôi tổng hợp từ nhiều người chơi golf lâu năm. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về gậy golf và biết cách tìm được cây gậy phù hợp.